Long An Định Hướng Phát Triển 10 Trung Tâm Logistics Trọng Điểm

Long An Định Hướng Phát Triển 10 Trung Tâm Logistics Trọng Điểm

Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ xây dựng 10 trung tâm logistics với diện tích từ vài chục đến hàng trăm hecta. Các trung tâm này sẽ tập trung tại những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển và hệ thống cảng đang được đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu cũng như phát triển kinh tế khu vực.

Theo thông tin từ Báo Long An, các trung tâm logistics này sẽ được bố trí tại các huyện Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành, Cần Giuộc, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường. Việc phát triển hệ thống logistics được quy hoạch phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, thu hút đầu tư và hỗ trợ tối đa cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước.

Hiện tại, một số dự án đã có nhà đầu tư tham gia, điển hình như Cảng Quốc tế Phước Đông với diện tích 50ha (xã Phước Đông, Huyện Cần Đước),  khu tiếp nhận kho vận – logistics tại Cảng Quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc) thuộc dự án Cảng Long An quy mô khoảng 147ha. Ngoài ra, Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức cũng đã có Công ty Cổ phần SX TM DV Minh Mẫn Long An đầu tư 6ha trên tổng diện tích quy hoạch 16ha, phần diện tích còn lại tiếp tục kêu gọi đầu tư.

Tỉnh Long An cũng đang kêu gọi đầu tư vào một số trung tâm logistics quan trọng khác đến năm 2025, gồm:

  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức (50ha);
  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc (71,2ha);
  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành (150ha, giai đoạn 1 là 25,07ha);
  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Phước Tuy, huyện Cần Đước (200ha, giai đoạn 1 là 75ha).

Giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Long An tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các dự án:

  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức (10ha);
  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại khu cửa khẩu Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường (10ha);
  • Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics tại khu cửa khẩu Mỹ Quý Tây, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ (10ha);
  • Trung tâm tập kết, phân phối hàng hóa tại xã Nhựt Ninh và xã Đức Tân, huyện Tân Trụ (130,4ha).

Long An sở hữu vị trí chiến lược khi là cửa ngõ nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, cùng hệ thống hạ tầng giao thông đang được nâng cấp và mở rộng. Các dự án quy mô lớn như Vành đai 3, 4, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, cao tốc Bến Lức – Long Thành và các tuyến đường huyết mạch khác giúp kết nối thuận lợi, tạo động lực thúc đẩy logistics phát triển.

Nhờ lợi thế này, Long An đã liên tục nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với 1.282 dự án đến từ khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đăng ký trên 11,1 tỷ USD.

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản Long An cũng trở nên sôi động nhờ lợi thế quỹ đất rộng, giá thành hợp lý so với các khu vực lân cận như Bình Dương hay Đồng Nai. Đây được xem là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng.

Related news

20/04/2025

Long An Điểm Sáng Mới Trên Bản Đồ Bất Động Sản Phía Nam

Những vùng đất cao nguyên có khí hậu trong lành mát mẻ, tiềm năng về du lịch và hạ tầng đồng bộ như TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang trở thành một bến đỗ mới cho các ông lớn địa ốc. Nhìn vào danh sách nhà đầu tư ở địa phương này có thể thấy những cái tên lớn như Tập đoàn Hưng Thịnh, Him Lam, Ecopark, Văn Phú – Invest…